Bánh Chimaki là một loại bánh giống như với bánh ú tro của người Việt Nam nhưng khác nhau về hương vị của nhân bánh. Bánh Chimaki có nguồn gốc từ bánh ú của người Hoa, một loại bánh được làm và ăn vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hay còn gọi là tết Đoan Ngọ (tết diệt sâu bọ).
Tango no sekku ( 端午の節句): lễ hay tết "Đoan ngọ" phát xuất từ Trung Quốc, mỗi năm vào ngày 5 tháng 5 (nay được đổi thành "Kodomo no hi" (子供の日)tức lễ Nhi đồng ở xứ Nhật Bản). "Đoan" có nghĩa là "bắt đầu", "ngọ" là tháng thứ 5 theo lịch củ và cũng đồng âm với “五・ngũ" của tiếng Nhật. Theo âm lịch đây là ngày bắt đầu cho mùa hè. Để chuẩn bị cho việc chống lại nhiều bệnh tật thường xuất hiện trong mùa nầy, cha mẹ có con bé thường làm lễ cầu trời Phật đễ được tráng kiện an lành. Nếu gia đình có con trai, người Nhật thường dựng cây phướng cá "koi" (cá chép) gọi là "koi no bori" trước ngày 5/5 trên sân nhà.
Vào ngày lễ này người dân Nhật Bản sẽ làm loại bánh Chimaki có nhân mặn khác hẳn với bánh ú tro của người Việt Nam ta nhưng lại có cùng hình dáng. Người Nhật cho rằng bánh Chimaki, thể hiện thái độ khác của con người đối với ma quỷ. Vì sao bánh Chimaki phải gói hình tam giác cân? Điều đó có nghĩa, với hình dạng như vậy, bánh Chimaki sẽ xua đuổi và trói chặt sức mạnh cùng thuật phù phép, bùa chú của ma quỷ tên người. Quan niệm về loại bánh này còn tồn tại đến ngày nay do đó cách làm bánh vẫn giữ nguyên hình dạng như vậy mà không thay đổi.
Kiểu dáng
Bánh Chimaki được làm từ nếp, đậu phộng, nấm đông cô, đậu xanh, lạp xưởng, trứng vịt muối, thịt mỡ, tôm khô. Được gói lại bằng lá chuối hoặc lá dong cột bằng dây lạt. Nhìn chung đây là một loại bánh mặn được kết hợp từ rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Nguyên liệu đầu tiên để làm bánh Chimaki phải kể đến là đậu phộng luộc, được chế biến khá công phu. Hạt đậu phộng phải là hạt tròn to, cỡ đầu ngón tay út trở lên, ngâm mềm và đem luộc với nước có bỏ các vị thảo dược (tùy theo từng gia đình mà có các bí quyết gia truyền riêng). Khi đậu mềm sẽ được vớt ra, để ráo. Người ăn sẽ cảm nhận được vị bùi, béo của đậu phộng, vị mặn của thuốc bắc và mùi thơm của thảo dược. Nếu làm không khéo, đậu sẽ có vị chát đắng, rất khó ăn! Vỏ ngoài của bánh gồm có nếp và đậu phộng, người làm bánh sẽ cân nhắc lượng đậu phộng và "ngắm nghía" để đậu phộng được dànt rải đều quanh chiếc bánh khi thành phẩm. Nhân bánh là "bản tình ca" của các thứ: lạp xưởng, tôm khô, nấm đông cô (có nơi thì cho nấm mèo), trứng vịt muối và thịt heo. Thịt heo để làm bánh là phần thịt đùi (có da, mỡ và nạc).
Sau khi rưả sạch và thấm khô nước, thịt sẽ được thái thành những miếng vuông vức(như người ta cắt thịt để kho tàu). Thịt ướp phải vừa ăn, không mặn, không lạt (như bánhchưng), có mùi thơm (mùi thơm này là mùi chủ đạo của chiếc bánh) và một mùi mà ai cũng biết đó là mùi ngũ vị hương! Tôm khô, lạp xưởng, nấm đông cô đều được sơ chế trước khi làm bánh (mỗi gia đình sẽ có cách sơ chế riêng và đây cũng được xem là bí quyết gia truyền, chỉ truyền cho con cháu trong nhà muốn theo nghề của tổ tiên).
Lá để gói bánh là lá tre, nhưng hiện nay thông dụng nhất là gói bằng lá dong, vì tính tiện dụng của lá dong và một phần cũng là do lá dong không làm thay đổi mùi vị của bánh sau khi nấu. Lá phải được rửa sạch, trần sơ, lau khô, ủi thẳng trước khi gói. Chiếc bánh bá trạng có ngon và chiếm được cảm tình hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào sự khéo léo của đôi tay người gói.